Skip to main content
Chủ đề

Sức khỏe kỹ thuật Số

Tại TikTok, chúng tôi làm việc để giúp các thành viên trong cộng đồng nâng cao sức khỏe. Trong bối cảnh công nghệ không ngừng len lỏi vào cuộc sống hằng ngày, chúng tôi mong muốn đem đến cho bạn trải nghiệm tích cực khi tương tác trực tuyến. Chúng tôi cam kết cung cấp cho bạn những công cụ và tài nguyên hỗ trợ bạn trên hành trình nâng cao sức khỏe kỹ thuật số, từ đó giúp bạn đạt được sự cân bằng phù hợp trong cuộc sống. Trong các nội dung bên dưới, bạn có thể tìm hiểu một số tính năng và tài nguyên từ các chuyên gia mà chúng tôi cung cấp trong ứng dụng để người dùng, phụ huynh và người giám hộ có thể sử dụng.

Sức khỏe kỹ thuật Số

Sức khỏe của bạn, cả trong môi trường trực tuyến lẫn ngoài đời thực, đều quan trọng với chúng tôi. Chúng tôi mong muốn bạn có cảm nhận tích cực và có thể kiểm soát trải nghiệm của bản thân trên TikTok, đồng thời đạt được sự cân bằng phù hợp khi sử dụng công nghệ.

Các tính năng giúp bảo vệ sức khỏe tinh thần

Các công cụ giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe kỹ thuật số của chúng tôi giúp bạn nâng cao hiểu biết và kiểm soát tốt hơn lượng thời gian dành cho TikTok, đồng thời giới hạn những nội dung có thể không phù hợp với toàn thể đối tượng khán giả. Những cài đặt này có thể khác nhau tùy theo khu vực và phiên bản ứng dụng của bạn.

Quản lý thời gian sử dụng màn hình hằng ngày là tính năng cho phép bạn quyết định khoảng thời gian bạn muốn dành cho TikTok mỗi ngày. Tìm hiểu thêm

Bảng thông tin quản lý thời gian sử dụng màn hình là tính năng dễ truy cập, giúp bạn nắm rõ cách thức và thời gian mình sử dụng TikTok. Bạn cũng có thể chọn sử dụng tính năng ‘Cập nhật thời gian sử dụng màn hình hằng tuần’ để hệ thống gửi những thông tin chuyên sâu này thẳng tới hộp thư của bạn. Bằng cách này, bạn có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong việc sử dụng TikTok, đồng thời sử dụng tập trung hơn. Tìm hiểu thêm

Giải lao sau thời gian sử dụng màn hình là tính năng nhắc nhở bạn nghỉ giải lao sau một thời gian sử dụng màn hình liên tục. Bạn có thể cài đặt tính năng này. Tìm hiểu thêm

Chế độ Hạn chế là tùy chọn giới hạn việc hiển thị nội dung có thể không phù hợp với toàn thể đối tượng khán giả. Bạn có thể bật hoặc tắt tính năng này qua mục Cài đặt Tài khoản. Chế độ Hạn chế cũng là một trong những tính năng mà phụ huynh có thể trực tiếp kiểm soát khi bật tính năng Gia đình Thông minh. Tìm hiểu thêm


Các mẹo để chiêm nghiệm về Thời gian sử dụng màn hình

Cùng bạn bè và những người thân yêu chiêm nghiệm về sức khỏe kỹ thuật số của bản thân

Cho dù bạn là một thành viên nhỏ tuổi đang bắt đầu học cách quản lý thời gian sử dụng màn hình của bản thân hoặc gia đình bạn đang cùng nhau tìm cách cải thiện việc quản lý thời gian sử dụng internet, toàn thể chúng ta đều có thể sử dụng những phương pháp này để đạt được sự cân bằng trên hành trình sức khỏe kỹ thuật số.

Sau đây là 7 câu hỏi do các chuyên gia tại tổ chức Internet Matters cùng nhau xây dựng để hỗ trợ bạn trong quá trình chiêm nghiệm và hình thành những thói quen kỹ thuật số cân bằng và lành mạnh.

  • Tôi muốn nhận được những gì từ thời gian sử dụng mạng này?
    Bạn có muốn kết nối với bạn bè không? Bạn muốn thư giãn? Hay muốn giải trí? Khi nghĩ đến những kết quả mong muốn trước khi bắt đầu hành trình, bạn sẽ dễ dàng chiêm nghiệm những điều ảnh hưởng tới hành vi của mình và xác định xem liệu trải nghiệm này có tuyệt vời như bạn kỳ vọng hay không.
  • Tôi nên làm những điều gì khác?
    Tôi nên ưu tiên điều gì? Đâu là trình tự hành động phù hợp nhất? Tất cả chúng ta đều phải tìm cách cân bằng những điều cần làm với những điều muốn làm – đôi khi những điều này trùng khớp với nhau nếu chúng ta may mắn! Bằng cách kiểm tra nhanh những điều này trước khi bắt đầu hoạt động, bạn có thể đảm bảo rằng các sự cố nếu có sẽ không tác động tiêu cực đến những hoạt động khác trong ngày của bạn.
  • Hoạt động này có giúp tôi cải thiện thời gian còn lại trong ngày không?
    Liệu bạn có thử áp dụng công thức nấu ăn đã xem trên mạng để nấu bữa tối cho bạn bè không? Bạn có thể tạo nội dung dựa trên kỹ năng, trải nghiệm hoặc mối quan tâm không? Bạn bè hoặc người thân trong gia đình có hứng thú tham gia hoạt động của bạn không? Bằng cách suy nghĩ về cách phối hợp nhuần nhuyễn các hoạt động trong ngày, chúng ta sẽ gặt hái những giá trị tối đa từ mỗi hoạt động.
  • Tôi có cảm nhận gì – lúc bắt đầu, trong khi đang diễn ra và lúc kết thúc?
    Cảm nhận của tôi có thay đổi không? Cảm nhận ấy thay đổi theo hướng tích cực hay tiêu cực? Cảm nhận của tôi có như kỳ vọng không? Điều gì ảnh hưởng đến cảm nhận của tôi? Hãy dành thời gian để suy nghĩ về cảm nhận của bạn vào thời điểm trước, trong và sau khi thực hiện hoạt động. Đây là thói quen tuyệt vời và có thể giúp bạn suy nghĩ thấu đáo về tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động tới sức khỏe của bản thân.
  • Tôi đã dành thời gian như thế nào?
    Bạn có học hỏi được điều gì mới mẻ không? Bạn có xem video do người khác tạo không? Bạn có tự mình tạo nội dung không? Hãy suy nghĩ về những hành động bạn đã làm, chứ không chỉ là thời lượng thực hiện hành động đó. Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ động lực của bản thân và nhận thức rõ hơn về những hành động sau này.
  • Tôi có thực hiện những hành động đã đề ra không?
    Bạn có lập kế hoạch và tuân thủ kế hoạch đó không? Có phải bạn không lập kế hoạch? Điều này gây ra hậu quả gì? Bạn có hành động đúng như kỳ vọng không? Điều gì dẫn dắt hành động của bạn? Chiêm nghiệm theo cách này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hành vi của mình cũng như những điều có thể tác động đến bản thân.
  • Trải nghiệm của tôi có cải thiện không?
    Điều gì đã diễn ra suôn sẻ? Điều gì không suôn sẻ? Tại sao? Hãy nghĩ về thay đổi mà bạn có thể thực hiện vào lần tới hoặc những điều khiến bạn vui vẻ nhất khi thực hiện hoạt động. Điều này có thể giúp bạn cải thiện trải nghiệm trong lần tới!

Tôi có thể tìm thêm lời khuyên ở đâu?

Rất khó để xác định cách điều chỉnh thói quen kỹ thuật số của bạn – đặc biệt là đối với những bậc phụ huynh và người chăm sóc đang trên hành trình hướng tới sức khỏe kỹ thuật số. Sau đây là một số tài nguyên hữu ích của Internet Matters để hỗ trợ bạn trên hành trình phát triển sức khỏe kỹ thuật số: